Bộ điều tốc ga tự động (bản thông dụng) sử dụng cho các loại máy phát điện chạy động cơ diesel có tác dụng giữ ổn định tần số đầu ra, tự động điều chỉnh tốc độ động cơ phù hợp với nhu cầu phụ tải tiết kiệm nhiên liệu chạy máy.
I. Thông số cơ bản:
a. Kích thước 100 x 80 x 63
b. Momen kéo ga lớn nhất 13N/cm
c. Hành trình kéo lớn nhất 50mm
d. Góc quay servo 180
e. Điện áp hoạt động 150 - 600 VAC
f. Tần số 45 - 55Hz (Mặc định là 50Hz)
II. Các chiết áp vi chỉnh:
a. Chiết áp 1: Chỉnh tần số điện ra (tốc độ máy phát). Mặc định ở tần số 50Hz khi xuất xưởng.
b. Chiết áp 2: Độ nhạy kéo ga (kéo ga nhanh/chậm) hành trình tăng ga.
III. Các đèn hiển thị:
a. Đèn xanh:
● Sáng liên tục: Hoạt động bình thường.
○ Nhấp nháy: Báo trạng thái khởi động, cam kéo ga đang trở về vị trí mặc định.
b. Đèn vàng:
● Nhấp nháy: Cam kéo ga đang nhả về (Giảm ga)
○ Sáng liên tục: Cam kéo ga đã hết hành trình nhả về (Hết hành trình giảm ga)
c. Đèn đỏ:
● Nhấp nháy: Cam kéo ga đang kéo ga lên (Tăng ga)
○ Sáng liên tục: Cam kéo đã hết hành trình kéo ga lên (Hết hành trình tăng ga)
IV. Sản phẩm bao gồm:
a. Bộ điều tốc
b. Cáp kéo ga inox đường kính 1.5mm dài 1m
c. Tài liệu hướng dẫn lắp đặt hiệu chỉnh
CÁCH LẮP ĐẶT:
1. Lựa chọn vị trí lắp đặt và cơ cấu nối chuyển động của bánh cam kéo ga và núm điều chỉnh ga của động cơ phù hợp theo từng loại máy.
2. Vặn bánh cam kéo ga theo chiều kim đồng hồ để về vị trí kéo thấp nhất.
3. Nối cáp kéo ga và núm kéo ga, điều chỉnh sao cho ở vị trí thấp nhất điện áp ra của máy phát khoảng 200v (hay tần số điện ra khoảng 40Hz)
4. Nối 2 dây điện của bộ điều tốc với nguồn ra 220v của máy phát. Đối với củ phát 1 pha là 2 đầu ra, đối với củ phát 3 pha là 1 đường trung tính (N) và 1 đường pha bất kì trong 3 pha (L1)
CÁCH HIỆU CHỈNH:
1. Hiệu chỉnh tần số:
a. Thông thường do mặc định bộ điều tốc sẽ tự động điều chỉnh mức ga để tần số điện ra luôn ở mức 50Hz và điện áp ra là 220v nên sẽ ko cần phải hiệu chỉnh tần số.
b. Tuy vậy một số củ phát không có bộ AVR và có mức điện áp sai khi chạy ở tần số 50Hz. Trường hợp điện áp ra lớn hơn 220v cần phải điều chỉnh để giảm bớt tần số và ngược lại.
c. Biến trở VR1 (nằm trong lỗ bên trái) có nhiệm vụ điều chỉnh tần số từ 45 - 55Hz (mặc định sẽ nằm ở giữa là 50Hz). Vặn theo chiều kim đồng hồ là tăng dần số và ngược lại.
2. Hiệu chỉnh độ nhạy:
a. Tùy từng loại động cơ khác nhau có độ nhạy kéo ga. Trong trường hợp máy có độ nhạy cao sẽ có hiện tượng cần ga bị kéo lên xuống liên tục. Ngược lại với máy có độ nhạy thấp, việc điều chỉnh sẽ đáp ứng chậm.
b. Biến trở VR2 (nằm trong lỗ bên phải) có nhiệm vụ điều chỉnh độ nhạy. Vặn theo chiều kim đồng hồ sẽ tăng độ nhạy và ngược lại.